Khi bị sâu răng thì người ta thường nghĩ đến phương pháp trám răng, vậy liệu trám răng có chấm dứt triệt để sâu răng hay không? Chúng ta cùng đi tìm hiểu
Trám răng là một phương pháp điều trị phổ biến trong nha khoa nhằm mục đích khôi phục lại phương diện thẩm mỹ cũng như chức năng nhai của răng bằng một chất liệu nhân tạo có màu sắc giống răng thật để phủ lên bề mặt răng và lấp đầy những chỗ cần trám. Phương pháp này nhằm mục đích ngăn chặn sự trú ngụ của vi khuẩn và ngăn ngừa sâu răng một cách hữu hiệu nhất.
Chúng ta cần phải biết răng chất trám dù có tốt như thế nào đi chăng nữa thì cũng không thể sánh với men răng và ngà răng tự nhiên được. Hoặc trường hợp
trám răng sâu rồi nhưng không giữ gìn đúng cách thì cũng sẽ hạn chế tác dụng của chất trám và đương nhiên răng vẫn có nguy cơ bị sâu răng trở lại. Chính vì vậy khi sử dụng việc trám răng dù là bằng hình thức hay kỹ thuật nào đi chăng nữa thì nó cũng không thể chấm dứt được bệnh sâu răng mà bạn đang gặp phải.
Vì vậy, việc quan trọng là bạn cần chú ý đến việc vệ sinh răng miệng đúng cách và thực hiện đúng theo câu nói “phòng bệnh hơn chữ bệnh”, có như vậy thì mới phần nào bảo vệ được sức khỏe của răng miệng.
Nhiều người thường mắc sai lầm trám răng tại một vị trí răng sâu, lần đầu tiên được bác sĩ chỉ định
trám răng thẩm mỹ. Nhưng sau đó một thời gian, nó lại bị hư hỏng trở lại và họ lại tiếp tục sử dụng hình thức trám răng. Việc trám răng nhiều lần tại một vị trí không những không bảo vệ được răng mà còn làm cho cấu trúc răng bị yếu đi. Với trường hợp này, bắt buộc bệnh nhân phải thực hiện việc điều trị tủy và tiến hành bọc răng sứ.
Để bảo vệ hàm răng của mình thực sự vững chắc và trắng đẹp thì ngay từ bây giờ bạn phải biết cách chăm sóc nó thật tốt. Cụ thể, bạn nên vệ sinh răng miệng theo đúng lời khuyên của các nha sĩ: đánh răng ngày 3 lần bằng bàn chải có lông mềm, kem đánh răng có chứa flour, chải theo chiều từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài, chải răng trong vòng 3-4 phút mới lấy hết được các vết bẩn cũng như đánh bay các vết ố vàng trên răng. Đồng thời cũng nên sử dụng chỉ nha khoa đều đặn hằng ngày để những mảng bám thức ăn không có cơ hội trụ ngụ biến thành ổ vi khuẩn gây sâu răng. Và đặc biệt, bạn cũng phải chú ý đến chế độ ăn uống: hạn chế ăn chất có nhiều đường, không hút thuốc lá, không uống cà phê… vì như vậy sẽ làm cho men răng bị hư hại, ngược lại thì lại nên ăn nhiều trái cây và rau củ vì chứa nhiều chất xơ có lợi cho sức khỏe răng miệng.
Xem thêm: