Thông thường khi nhắc đến sâu răng, chúng ta thường nghĩ ngay tới những vết đen trên răng cùng những cơn đau nhức kéo dài, kèm theo những triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, cũng như các bệnh khác, sâu răng có những giai đoạn khác nhau, và tuỳ theo mức độ nặng nhẹ mà cần có cách chữa trị sâu răng phù hợp.
Trám răng và chữa nội nha
Nếu lớp men răng của bạn đã bị ăn mòn đáng kể, nha sĩ sẽ lấy đi phần sâu và trám lỗ hổng hoặc dùng phương pháp mão răng. Nếu sâu răng đã lan tới tuỷ thì
cách chữa sâu răng hiệu quả cho bạn đó là chữa nội nha.
Các thành phần dùng để trám răng thường có amalgram (màu bạc), hợp kim (màu trắng tự nhiên của răng) và thuỷ tinh ionomer. Phương pháp phục hồi bằng các miếng trám đúc inlay và onlay cũng được sử dụng để giúp răng hư tổn và mất chất. Inlay và onlay bằng vàng có độ bền cao hơn và khả năng chống mài mòn tốt hơn.
Chụp răng, hay còn gọi là mão răng, là phương pháp được dùng để chữa phần sâu đã lan rộng. Những chỗ sâu này sẽ bị lấy đi và mão răng sẽ được đặt vào thế chỗ. Mão răng thường được làm từ kim loại, sứ, hoặc kết hợp cả hai.
Nếu răng bị sâu nặng hay bị chấn thương thì có thể gây thiệt hại hoặc nhiễm trùng cho tủy răng. Khi điều trị ống chân răng, hay gọi cách khác là điều trị nội nha, nha sĩ rút tủy bị hư hay nhiễm trùng rồi thế vào đó một chất độn đặc biệt để giúp duy trì cơ cấu răng còn lại. Chữa nội nha vốn mang tiếng gây đau, nhưng ngày nay, với nha khoa tân tiến, phương pháp này đã ít đau đớn hơn nhiều.
Nhổ răng
Khi răng đã bị tàn phá đến mức nghiêm trọng không thể phục hồi, thì
nhức răng làm sao hết? Lúc này nha sĩ sẽ phải loại bỏ chiếc răng đó. Có những chiếc răng khi bị mất sẽ gây ảnh hưởng đến những chiếc răng xung quanh và cấu trúc hàm răng. Do đó nha sĩ sẽ phải thay thế răng bị mất bằng răng giả, cầu răng, hoặc cấy ghép implant.
Để phòng ngừa sâu răng và những tốn kém sau này trong việc chữa trị, nha sĩ khuyên bạn:
sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng đều đặn mỗi ngày
dùng bàn chải lông mềm, thay bàn chải mới mỗi 3 tháng
đến khám nha sĩ định kỳ 6 tháng 1 lần
Hãy tập những thói quen tốt này để giữ gìn vệ sinh răng miệng bạn nhé!
Xem thêm: