Tủy răng là một liên kết đặc biệt với sợi thần kinh trung ương của chúng ta. Tủy răng có chức năng cảm nhận ( cảm giác ) đau khi có các kich thích tác động lên răng, như :khi uống nước đá có cảm giác buốt răng.Nhưng tại sao lại phải lấy tủy răng và lấy tủy răng có đâu không? đây là câu hỏi mà được rất nhiều người quan tâm.
Bài viết dưới đây sẽ giải quyết giúp các bạn phần nào về vấn đề thắc mắc đó.
Tủy răng nằm trong hốc tủy được bảo vệ bởi men răng và ngà răng. Tuy nhiên, theo thời gian, tủy răng vẫn bị tổn thương do
+ Sâu răng
+ Vi khuẩn trong miệng
+ Răng bị chấn thương cơ học
+ Dùng lực chỉnh hình sai
+ Mài cùi răng sống không đúng cách
+ Các bệnh lý vùng miệng
+ Hóa chất
+ v.v...
Bệnh sâu răng vì vệ sinh răng miệng không đúng cách là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc tủy răng bị tổn thương.Tiến trình của bệnh sâu răng diễn ra trong thời gian lâu, sẽ phá hủy men răng và ngà răng . Nếu như quá trình sâu răng này không được ngăn chặn kịp thời ,bằng biện pháp trám răng, thay đổi thói quen vệ sinh răng... thì mô răng sẽ bị phá hủy nhiều.
>>
lấy tủy răng có đau koKhi lỗ sâu sẽ càng tiến sâu vào trong đến tủy, các vi khuẩn sẽ "tấn công" tủy răng . Lúc đó tủy răng sẽ bị nhiễm trùng, gây ra tình trạng viêm tủy, tùy theo mức độ viêm mà bệnh nhân sẽ có có cảm giác sưng, đau khác nhau, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.
+ Viêm tủy có khả năng hồi phục : người bệnh có cảm giác đau nhẹ thoáng qua, rồi biến mất khi kích thích không còn và có khả năng hồi phục nếu như loại bỏ được nguyên nhân . Dạng viêm này chủ yếu là do sâu răng ,nhưng cũng có thể do nguyên nhân khác như mòn cổ răng, nứt răng, các thủ thuật chữa răng....
+Viêm tủy răng không hồi phục cấp tính : Người bệnh tự nhiên xuất hiện từng cơn đau dữ dội, đau đến chảy nước mắt khi thức ăn lọt vào lỗ sâu hay uống nước lạnh; đau lan ra các răng kế cận. Hết cơn, người bệnh lại bình thường. Nếu có mủ, người bệnh đau dữ dội hơn, đau giật như mạch đập, như gõ trống trong tai, răng đau có cảm giác lung lay nhẹ và trồi cao hơn các răng khác.
Đau răng do viêm tủy không hồi phục cấp tính
+Viêm tủy không hồi phục mạn tính: Người bệnh thường thường không có triệu chứng, hoặc có một cơn đau nhẹ thoáng qua trong khi nhai. Đôi khi triệu chứng đau tự phát, tự nhiên đau, kéo dài với kích thích nóng và lạnh. Các kích thích cơ học làm gia tăng cơn đau.
Ngoài ra, tủy còn có thể tổn thương, viêm khi răng bị chấn thương, gãy có lộ tủy ( thí dụ : bị té làm gẫy ngang thân răng cửa hàm trên ),răng bị trật khớp, răng được cắm lại vào trong ổ răng, vi khuẩn xâm nhập qua những vi kẽ miếng trám ở miếng trám không tốt , bệnh nhân có bệnh nha chu tiến triển nặng...
Nếu những tình trạng này của tủy răng không được chữa trị kịp thời thì tủy sẽ "chết", hoại tử. Tủy hoại tử : thường bệnh nhân không cảm thấy đau,thân răng xậm màu và sẽ gây ra nhiều tình trạng bệnh lý hay biến chứng trầm trọng hơn viêm quanh chóp, áp xe quanh chóp, nhiễm trùng máu.... thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Do đó,khi tủy răng bị tổn thương, viêm không có khả năng hồi phục và răng đó còn có khả năng giữ lại, Bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt răng sẽ tiến hành điều trị lấy tủy răng ( nội nha ), để cho bệnh nhân không còn đau, "cứu" và giữ lại những răng này và tránh để cho tình bệnh lý trở lên trầm trọng hơn. Vì thế người bệnh cần quan tâm đến tình trạng răng miệng của mình, đến khám và điều trị những răng bị tổn thương càng sớm càng tốt ( có tủy chưa bị tổn thương hay đã bị tổn thương) ở bệnh viện hay phòng khám chuyên khoa.
Ngoài những nguyên nhân tủy răng bị tổn thương, viêm như trên, do yêu cầu khi làm phục hình răng được an toàn, Nha sĩ sẽ quyết định nội nha những răng cần thiết.
Công việc nội nha cần nhiều thời gian, và mức độ phức tạp tùy theo từng răng ( răng nhiều ống tủy, ống tủy cong...chữa tủy sẽ khó khăn hơn) ,do đó, đòi hỏi phải có sự hợp tác của bệnh nhân và Bác sĩ có kiến thức chuyên môn và kĩ năng thực hành tốt .
Xem thêm:· lấy tủy răng có ảnh hưởng gì không· lấy tủy răng hết bao nhiêu tiền