Thứ nhất là mòn răng do tác động của thời gian hoặc chải răng không đúng cách hoặc những thói quen xấu được lặp đi lặp lại hằng ngày như: ăn thực phẩm quá cứng, uống nhiều nước ngọt có ga,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng.
>>
Làm sao để răng trắng
>>
Cách làm trắng răng
>>
Tẩy trắng răng có hại không
Thứ hai là sâu răng, người cao tuổi rất dễ bị sâu răng do chứng khô miệng, cao nhất là tình trạng mất răng. Khi mất răng người cao tuổi thường có xu hướng đi trồng răng giả, những chiếc răng thật còn lại phải chịu sức ép rất lớn từ việc nhai nên người cao tuổi thường cảm thấy rất khó khăn khi ăn uống, dễ gây tâm lý hay cạu cọ và bực mình.
Khi người cao tuổi đến phòng nha khoa để khám và chữa răng cần nêu rõ với bác sĩ về tình hình thể trạng của bản thân như thế nào, để bác sĩ đưa ra những phương án chữa trị phù hợp.
Vậy bằng cách nào chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng của người cao tuổi đúng cách nhất? Cùng tham khảo một số lời khuyên dưới đây chắc chắn bạn sẽ ghi chú được một vài thông tin hữu dụng đấy!
Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng nhiều hơn
Hãy thay những đồ ăn vặt chứa nhiều đường và tinh bột thành những loại trái cây tự nhiên chứa nhiều chất xơ như: táo, nho, dâu tây, thơm… rất tốt cho cả răng và bảo vệ toàn cơ thể chống các loại bệnh.
Thông thường người cao tuổi ăn ít nhưng lại được chia thành những bữa ăn nhỏ. Sau mỗi bữa ăn, người cao tuổi cần phải đánh răng nhẹ hoặc súc miệng, nếu không thức ăn thừa còn bám trên răng sẽ có cơ hội làm hại đến răng và lợi, đánh răng được xem là biện pháp an toàn và hữu hiệu nhất.
Người cao tuổi dù rất khó ăn nhưng cũng cần bổ sung đầy đủ các chất đạm có trong thịt, cá, trứng, sữa; chất béo nhưng tránh dùng mỡ từ động vật, bổ sung nhiều vitamin từ các loại trái cây, thêm nữa là muối khoáng để giúp răng chắc khỏe.
Trong trường hợp người cao tuổi bị mất răng và làm răng giả thì cần chăm sóc răng giả như chăm sóc răng thật vậy. Hàm giả khi được tháo ra cần ngâm với nước và chùi rửa sạch sẽ, bảo quản nơi thoáng mát.
Người cao tuổi không nên quá lo lắng và cảm thấy bất an về tình hình răng miệng hiện tại, vì càng lo lắng, stress gia tăng sẽ không giúp răng được cải thiện mà còn xuống cấp một cách trầm trọng hơn nữa. Người cao tuổi cần sống vui, sống khỏe và nên mỉm cười thật nhiều, nụ cười sẽ giúp xua tan đi những lo lắng, tăng cảm xúc tích cực và lành mạnh cũng góp phần thúc đẩy việc bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng.